Tổng quan chương trình
Tên ngành đào tạo: Luật kinh tế (Economic Law)
Bậc đào tạo: Đại học
Bằng tốt nghiệp: Cử nhân
Thời gian học: 3,5 năm
(Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học được xét miễn môn và rút ngắn thời gian đào tạo)
Kiến thức chuyên môn
Kiến thức cơ bản:
Nắm vững kiến thức của một số ngành khoa học về chính trị, kinh tế, văn hoá, lịch sử, tâm lý, xã hội học, quản lý, tin học, ngoại ngữ … là nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo luật cũng như kiến thức cơ bản cần thiết của cử nhân luật, phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.
Kiến thức ngành:
Nắm vững và vận dụng tốt kiến thức lý luận và thực tiễn về Nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc cảc lĩnh vực pháp luật cơ bản để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội.
Kiến thức chuyên ngành:
Có hiểu biết sâu và vận dụng tốt các kiến thức của ngành luật kinh tể bao gồm: Luật kinh tế chuyên ngành, pháp luật về sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại, pháp luật về quản lí nhà nước trong lĩnh vực thương mại, Luật chứng khoán, Luật an sinh xã hội, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm, Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng dân sự, Kỹ năng nghề luật, Kỹ năng tư vấn pháp luật về thuế, Kỹ năng tư vẩn trong lĩnh vực đất đai…
Các kỹ năng được học
Kỹ năng cứng
Kỹ năng tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình;
Kỹ năng phân tích các tình huống thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó;
Kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý; Tham gia các quá trình tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đưong sự; tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến pháp luật; đàm pháp trong các giao dịch, hợp đồng; giải quyết công việc trong các cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức khác;
Kỹ năng soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc mọi lĩnh vực liên quan đến công việc được giao;
đ) Kỹ năng độc lập tổ chức thực hiện các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của mình trong các cơ quan, tổ chức cũng như của khách hàng.
Kỹ năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn, hoàn thiện các kỹ năng hành nghề.
Kỹ năng mềm
Kỹ năng trình bày và bảo vệ quan điểm của mình; kỹ năng sắp xếp và giải quyết công việc được giao đạt hiệu quả cao nhất, có khả năng đưa ra các phương án khả thi để giải quyết các vướng mắc trong công việc.
Kỹ năng làm việc nhóm với cương vị là trưởng nhóm hay thành viên: Có khả năng hòa đồng và thích ứng nhanh chóng với nhóm cộng tác, tham gia tích cực, làm việc hiệu quả, khích lệ tinh thần làm việc của nhóm
Vị trí làm việc dự kiến của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế có thể đảm nhiệm được các vị trí làm việc thuộc các nhóm công việc: thực hành pháp luật; tư vấn pháp luật; giảng dạy và nghiên cứu pháp luật. Trong đó:
Thực hành pháp luật:
Gồm tham gia thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý tại Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và các cơ quan khác như Công an, Thanh tra Nhà nước, cơ quan Thuế, Hải quan, Kiểm lâm, Biên phòng; Làm việc trong các bộ phận phụ trách về pháp chế, nhân sự, trợ lí…của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, từ trung ương đến địa phương như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ, các Ngành trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp, ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, phòng, ban của chính quyền địa phương; Làm việc trong các cơ quan Đảng các cấp cũng như các tổ chức chính trị – xã hội; trong các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các tổ chức quốc tế phi chính phủ ở các nước và ở Việt Nam; Làm việc trong các doanh nghiệp với vai trò là các chuyên gia pháp luật trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại, dân sự quốc tế, các vấn đề liên quan đến việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa….cho doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài và cho doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, trong việc giải quyết các tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài.
Tư vấn pháp luật và thực hiện các công việc pháp lý có liên quan
Bao gồm tư vấn cho khách hàng trong nước và nước ngoài trong các lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, thương mại, lao động, quốc tế, … tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tấm trọng tài thương mại; tư vấn tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức trong nước và nước ngoài các vấn đề pháp lý (soạn thảo và đàm phán giao kết các hợp đồng dân sự, kinh tế, lao động,…).
Giảng dạy, nghiên cứu pháp luật:
Gồm tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật; tham gia giảng dạy môn pháp luật đại cương và một số môn học khác thuộc lĩnh vực pháp luật như môn giáo dục công dân tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; tham gia nghiên cứu khoa học với tư cách là nghiên cứu viên tại các cơ quan thực hành pháp luật, các cơ sở đào tạo đại học, các viện nghiên cứu,…
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Luật Kinh tế có khả năng:
Tham gia các khóa đào tạo chức danh tư pháp như thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên, thừa phát lại…
Tham gia các khóa đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ (chuyên ngành luật kinh tế hoặc chuyên ngành khác phù họp với công việc) tại các trường đại học, các viện nghiên cứu có đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước.